Mô hình nuôi gà nhốt chuồng và lợi ích mang lại
Điểm qua những lợi ích của cách nuôi gà trong chuồng:
- Bà con nào có diện tích chăn nuôi nhỏ, hoặc mô hình chăn nuôi gà công nghiệp thì nuôi gà nhốt chuồng rất thích hợp.
- Kiểm soát bệnh tật dễ dàng.
- Việc quét dọn chuồng trại trở nên đơn giản hơn.
- Thời tiết không còn là điều đáng lo ngại
- Hệ thống đèn, quạt thông gió, hệ thống sưởi ấm,… được lắp đặt chắc chắn hơn nhờ vào hệ thống chuồng trại được xây kiên cố.
- Mọi quy trình chăn nuôi chọn giống đều được khép kín, kiểm soát tốt các khâu quản lý.
Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng như thế nào?
Nuôi gà nhốt chuồng như thế nào để có được hiệu quả kinh tế cao nhất? Mật độ nuôi gà nhốt chuồng càng nhiều có phải càng thu được nhiều lợi nhuận hay không? Trước đây mô hình nuôi gà thả vườn được sử dụng nhiều, bởi vì thịt gà khi nuôi kiểu này ăn rất dai và ngon.
Tuy nhiên với nhu cầu về nguồn thịt gia cầm như hiện tại thì kiểu chăn nuôi này không còn phù hợp. Thời gian chăn nuôi quá lâu sẽ không đảm bảo sản lượng thịt gà cung cấp cho thị trường; đối với hộ gia đình không có diện tích đất nhiều thì việc nuôi gà thả vườn cũng rất khó. Cho nên mô hình chăn nuôi gà nhốt chuồng dần dần được ưu tiên hơn.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Giống Gà Tàu Vàng Hiện Nay
Xây dựng hệ thống chuồng trại
Phải chọn vị trí làm chuồng gà công nghiệp cách xa nhà dân; tránh việc mùi hôi từ chất thải của gà gây ảnh hưởng cho những người xung quanh. Không nên thiết kế chuồng nuôi gà đẻ hoặc các loại gà khác ở nơi ẩm thấp, phải có đủ ánh sáng và độ thoáng mát. Hướng tốt để xây dựng là hướng nam, đông nam.
Sử dụng xi măng tráng phủ nền chuồng, nên có độ dốc thích hợp để dễ dàng vệ sinh nền chuồng. Lợp mái bằng tôn chống nóng; xung quanh xây gạch hoặc lắp bao quanh bằng lưới thép phủ bạt, tránh để gà có thể bay nhảy ra khỏi chuồng.
Anh em nên tìm hiểu thêm các kiểu chuồng nuôi gà cách làm chuồng nuôi gà con; hoặc cách thiết kế chuồng gà trên sân thượng để có phương pháp làm chuồng phù hợp nhất cho từng giai đoạn và diện tích chăn nuôi của mình.
Nên có thêm khu riêng chế biến thực phẩm, xử lý chất thải, khu cách ly dịch bệnh. Cần thiết kế thêm hố sát trùng phòng trường hợp dịch bệnh lây lan.
Sử dụng những chất độn chuồng thiên nhiên như: rơm, trấu,… để có thể thực hiện công tác vệ sinh nhanh chóng; cũng như tận dụng nguồn chất thải từ gà để ủ và làm phân bón cho cây.
Chọn gà giống
Lựa chọn những con gà khỏe mạnh, lông bóng mượt, có nguồn gốc rõ ràng, chân gà cứng cáp, mắt sáng. Đừng chọn những con gà bị tật, hay rốn bị hở vì có thể gà mắc bệnh, khó lớn đồng đều.
Mật độ nuôi gà nhốt chuồng
Đừng ham lợi nhiều mà chăn nuôi gà với mật độ quá đông sẽ gây tình trạng gà khó phát triển đồng đều, đồng thời dễ lây lan nguồn bệnh. Cần tính toán hợp lý diện tích chăn nuôi để có mật độ nuôi gà đẻ nhốt chuồng tốt nhất. Thông thường với diện tích chăn nuôi 1m2 thì chỉ nên nuôi từ 6 – 8 con gà; nếu cao hơn gà bị ngạt làm cản trở sự phát triển của gà, hiệu quả kinh tế kém.
Chăm sóc và cung cấp thức ăn cho gà nuôi chuồng
Kỹ thuật nuôi gà thịt nhốt chuồng nếu áp dụng đúng thì sẽ đem lại hiệu quả cao. Luôn duy trì nhiệt đô thích hợp trong chuồng trại; để ý quan sát gà nhất là trong những ngày đầu để có thể phát hiện gà bệnh.
Lựa chọn loại thức AN cho gà đẻ nhốt chuồng; và cả những loại gà khác phù hợp, bổ sung thêm các vi chất; vitamin cần thiết cho gà sức đề kháng tốt nhất. Chế độ dinh dưỡng cho gà phải điều chỉnh theo từng độ tuổi.
Hiện tại để công việc chăn nuôi được đơn giản hóa; các nhà sản xuất đưa ra nhiều loại thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của gà. Bà con không cần quá bận tâm về nguồn thức ăn cần cung cấp nữa. Lưu ý những cột mốc tiêm ngừa cho gà để tránh những căn nguy hiểm.
Mô hình nuôi gà nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; nếu bà con có cách chăm sóc và nuôi dưỡng gà hiệu quả. Với một số kiến thức mà cung cấp; nếu bà con còn thấy cần bổ sung thêm kinh nghiệm chăn nuôi hay thì hãy để lại bình luận cho chúng tôi.